Giá dầu cao nhất từ 2014, nhà phân tích cảnh báo thị trường quá nóng

Từ đầu tháng 12 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng hơn 13%. Trong bối cảnh như vậy, có một số dấu hiệu cho thấy một thị trường quá nóng.

Giá dầu đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014 vào ngày thứ tư (10/1) do sự cắt giảm sản lượng từ OPEC và nhu cầu tăng cao, mặc dù các nhà phân tích cảnh báo rằng thị trường có thể quá nóng.

Sự tăng điểm liên tục của thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian gần đây cũng kích thích giới đầu tư rót vốn vào các hợp đồng dầu thô giao sau.

Trong sáng nay, giá dầu Brent vẫn tiếp tục bám sát 70 USD/thùng, sau khi đạt 69,29 USD – cao nhất từ tháng 12/2014 – trong phiên trước đó.

Giá dầu thô WTI giao dịch ở mức 63,4 USD/thùng, tăng 0,44 USD/thùng, tương đương tăng 0,7% so với đóng cửa phiên ngày thứ Ba. Trước đó, có lúc giá dầu WTI đạt 63,53 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Nhà phân tích William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities ở Australia nhận định, việc OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng và mức tồn kho dầu trên toàn cầu giảm xuống đang đẩy giá dầu lên mức cao hơn.

Nhằm hỗ trợ giá dầu cao, vào tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cùng với Nga và môt số nước sản xuất dầu khác nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018. Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm vực dậy giá dầu sau đợt giảm sâu kéo dài từ năm 2014.

Trong một báo cáo công bố muộn ngày 9/1 của Mỹ cho thấy, lượng dầu tồn kho của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 5/1 đã giảm 11,2 triệu thùng, còn 416,6 triệu thùng.

Điều này xảy ra khi Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đưa ra dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới vào năm 2018 lên 100.000 thùng/ ngày so với dự đoán trước đó.

Từ đầu tháng 12 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng hơn 13%. Trong bối cảnh như vậy, có một số dấu hiệu cho thấy một thị trường quá nóng.

Sản lượng dầu thô của Mỹ được nhận định sẽ vượt mốc 10 triệu thùng/ngày ngay trong tháng này, ngang với mức sản lượng của Nga và Saudi Arabia.

Tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, các nhà máy lọc dầu đang chịu sức ép từ giá dầu thô đầu vào cao và nguồn cung dồi dào các sản phẩm lọc hóa trên thị trường. Thực trạng này khiến tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu giảm, dẫn tới việc họ có thể giảm hoạt động, giảm đặt hàng mua dầu thô.

Tổng lợi nhuận trung bình của các nhà máy lọc dầu ở Singapore trong tuần này đã giảm dưới mức 6 USD/thùng, mức thấp nhất của mùa trong vòng 5 năm trở lại đây.

Giá dầu thô tại châu Á thường đắt hơn tại các thị trường khác trên thế giới. Trong khi giá dầu Brent và WTI còn ở dưới mức 70 USD/thùng, giá bình quân của các loại dầu thô châu Á đã lên mức 70,62 USD/thùng, theo dữ liệu của Reuters.

Giá dầu sẽ chỉ còn… 10 USD/thùng vì xe điện và Trung Quốc?

Theo Trương Ngọc Ánh

Nhịp sống kinh tế

Bạn đang xem chuyên mục Tai Chinh ở QOV.VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913.756.339