Khái niệm về đất, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất

Khái niệm về đất, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa hình; Thổ nhưỡng; Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên; Những biến đổi của đất do hoạt động của con người.

– Đất đai (land): là diện tích đất cụ thể của bề mặt Trái Đất: khí hậu, địa hình, nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật, hoạt động của con người.

– Sử dụng đất: là tác động vào đất đai nhằm đạt đc hiệu quả mong muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình (Land Use Type – LUT) trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai -LMU.  Cụ thể: +

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng,…

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp: chăn nuôi, chế biến,…

+ Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, nhiễm mặn,…

+ Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên, xây dựng,… +

– Hệ thống sdđ (LUS): là sự kết hợp của đơn vị bđđđ và loại hình sdđ ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Như vậy, mỗi hệ thống sdđ có một hợp phần đất đai và một hợp phần sdđ.

+ Hợp phần đất đai của hệ thống sdđ chính là những đặc tính của đơn vị bđđđ: Loại đất, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa…

+ Hợp phần sử dụng đất của hệ thống sdđ là các đặc tính để mô tả loại hình sdđ: Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính KTXH…

– Trong LE, LUS là một phần của hệ thống canh tác và nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống nông nghiệp của một vùng sản xuất. Thực tế cho thấy, hệ thống canh tác của mỗi vùng có ảnh hưởng đáng kể đến các LUS (như nguồn lao động, hoạt động khuyến nông, phương thức canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất, …)

Khái niệm về đất, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất

Trình bày k/n, MĐ của đánh giá đất (LE)? Vai trò của LE trong QHSDĐ?

vKhái niệm:

– Theo FAO (1976): LE là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sdđ cần phải có. +

– Theo A.Young: LE là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho 1 hoặc 1 số loại sdđ đc chia ra để lựa chọn. +

Ø Như vậy LE là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện trên phạm vi rất rộng (bao gồm: cả không gian, thời gian, đk tự nhiên, KT, XH) để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá, phân hạng đđ đc thể hiện = bản đồ, bản báo cáo & các bảng biểu số liệu kèm theo.

vMục đích: +

– Phát hiện tiềm năng đđ chưa sử dụng.

– Đề xuất các biện pháp cải tạo đất.

– Làm cơ sở cho công tác QHSDĐ.

– Cung cấp các thông tin về những đk thuận lợi và khó khăn cho việc sdđ, từ đó có cơ sở đề xuất hợp lý các quyết định. +

vVai trò của LE trong QHSDĐ:

– Nhằm cung cấp cơ sở KH & thực tiễn để các nhà khoa học xem xét, lựa chọn và đưa ra các phương án sdđđ. +

– Những thông tin tư liệu đầy đủ và toàn diện cả về đk TN-KT-XH & MT trong LE giúp cho các phương án QHSDĐ hình thành mang tính khả thi bởi đã lường trước đc những thuận lợi và khó khăn, đề xuất đc những giải pháp phù hợp nhằm sdđ hợp lý và đạt hiệu quả cao. +

Đây là bước cuối cùng trong quy trình LE theo chỉ dẫn của FAO. Nếu kết quả và chất lượng của chương trình LE tốt, thì đó là cơ sở để đề xuất được những biện pháp sử dụng đất thích hợp, có hiệu quả cao. +

Một số đề xuất từ kết quả của chương trình LE phục vụ cho công tác quy hoạch:

– Rà soát lại nguồn tài nguyên đất và tiềm năng khai thác, sử dụng đất nông nghiệp.

– Cung cấp các thông tin, dữ liệu về điều kiện đất đai cho sản xuất nông nghiệp.

– Xác định được các LUS thích hợp đối với từng vùng sinh thái khác nhau.

– Xác định được diện tích và điều kiện sản xuất của các LUS trong vùng sản xuất nông nghiệp.

– Đề xuất được các chính sách sử dụng đất, các dự án đầu tư cho sản xuất và các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với các LUT khác nhau của từng vùng.

Nguyên tắc và quy trình đánh giá đất

Nguyên tắc đánh giá đất

– So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu.

– Mức độ thích hợp của đất được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ thể. +

– So sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết (về phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc, …)

– Đánh giá đất đai trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.

– Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

– Khả năng thích hợp và đưa vào sử dụng của các LUT phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.

Quy trình đánh giá đất đai theo FAO

FAO đã đề xuất các bước chính trong quy trình đánh giá đất như sau.

Đây cũng chính là các bước tiến hành đánh giá đất đai để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992)

Từ 9 bước trên, công tác đánh giá đất tập trung vào một số bước chính như sau:

* B1 – Xác định mục tiêu: Xây dựng ngay từ khi thành lập dự án

Đối với đánh giá đất nông nghiệp, mục tiêu phải làm rõ các vấn đề sau:

– Những loại sử dụng đất (LUT) nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế và thích ứng với điều kiện xã hội ở vùng đánh giá.

– Những hạn chế của LUT về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.

– Những đầu tư nào cần thiết để đạt được sản phẩm dự kiến và giảm thiểu các tác động bất lợi.

– Sản phẩm của LUT và ý nghĩa sử dụng của chúng

* B2 – Thu thập tài liệu: Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất mà tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, KTXH của vùng dự án.

– Nhóm tài liệu về kinh tế – xã hội

+ Mục tiêu phát triển và chính sách.

+ Tình hình phát triển kinh tế của ngành trong huyện.

+ Cơ sở hạ tầng.

+ Số liệu thống kê: dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, bình quân thu nhập của nông dân…

– Các tài liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành

+ Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng các tài liệu thu thập một cách hiệu quả nhất. +

+ Đối chiếu các số liệu cũ so với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của số liệu (tập trung vào số liệu thiết yếu đối với mục tiêu đánh giá đặt ra).

+ Xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu cần thiết.

+ Dựa vào các tuyến điều tra chỉnh lý các bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với việc xem xét số liệu thống kê dự kiến số lượng phiếu điều tra hiệu quả sử dụng đất cần đánh giá.

* B3 – Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Mô tả các LMU dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất. Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính khác với LMU khác. +

* B4 – Chuyển đổi các đặc tính của mỗi LMU thành các tính chất đất đai có tác động trực tiếp đến sự hình thành hệ thống sử dụng đất LUS. Đó chính là sự kết hợp của LUT được lựa chọn với LMU. +

* B5 – Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất LUT với các thuộc tính chính mà có liên quan đến:

+ Các chính sách và các mục tiêu phát triển.

+ Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất.

+ Những nhu cầu và ưu tiên của các chủ sử dụng đất.

+ Các điều kiện tổng quát về KTXH và sinh thái nông nghiệp trong khu vực đánh nghiên cứu.

* B6 – Quyết định các yêu cầu sử dụng đất cho mỗi loại hình sử dụng đất LUT đã được lựa chọn. Chủ yếu là các yêu cầu về tự nhiên và sinh học.

* B7 – Đối chiếu xếp hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của các LUT với tính chất đất đai của LMU nhằm xác định mức độ thích hợp của các tính chất đất đai của LMU cho mỗi LUT. Từ đó tiến hành phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT đã đối chiếu.

* B8 – Đề xuất các hệ thống sử dụng đất LUS tối ưu và các giải pháp cải tạo các LUT thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của khu vực nghiên cứu.

Như vậy, đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với các yêu cầu sử dụng đất của LUT. Nó cung cấp thông tin về sự thích hợp đất đai cho việc sử dụng đất, điều đó cũng có nghĩa là nó cung cấp các thông tin về sự thích hợp trong sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.

0913.756.339